[CB LÀ GÌ] Tìm hiểu cấu tạo CB và nguyên lý hoạt động của nó

cb la gi

Khi xảy ra sự cố về điện, bạn cần ngắt toàn bộ hệ thống điện. Và việc này rất cần đến một thiết bị giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống. Đó chính là aptomat chống giật (hay còn gọi là CB). Vậy CB là gì? Nguyên tắc hoạt động của chúng ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ sau nhé. 

cb la gi

CB điện là gì?

CB là từ viết tắt của Circuit Breaker. Đây là thiết bị thường được dùng để đóng ngắt mạch điện, giúp bảo vệ hệ thống điện cùng các thiết bị điện trong mạch điện trong trường hợp quá tải, hay sụt áp, ngắn mạch…

CB được lắp với aptomat ở cầu dao tổng có tác dụng chống rò dòng, mang đến sự an toàn cho người sử dụng điện, tránh tình trạng bị điện giật.

Còn CB tổng được dùng để chống sấm chớp. Và tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lắp đặt CB 1 pha, 3 pha,…

Xem thêm :

Cấu tạo CB

cb la gi

Các bộ phận cấu tạo CB gồm 4 phần, đó là: tiếp điểm, tiếp đến là hồ dập quang điện, và cơ cấu truyền động cắt CB, cuối cùng là móc bảo vệ.

Cụ thể:

  • Tiếp điểm: CB thường có 2 cấp tiếp điểm (được gọi là tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc có loại còn được thiết kế thành 3 cấp tiếp điểm (bao gồm: tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ dập quang). Nguyên tắc hoạt động của tiếp điểm là: 
  • Khi đóng mạch, thì tiếp điểm hồ quang sẽ đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ và đến tiếp điểm chính.
  • Khi ngắt mạch điện, các tiếp điểm sẽ hoạt động theo nguyên tắc ngược lại.
  • Hộp dập hồ quang: CB thường có hai kiểu thiết bị hộp dập hồ quang.
  • Kiểu nửa kín: kiểu này thường được đặt bên trong của vỏ kín CB, đồng thời có lỗ thoát khí. Chúng được sử dụng cho dòng điện không quá 50KA. 
  • Kiểu hở: được dùng cho dòng điện trên 50KA hoặc cho các điện áp lớn hơn 1000V.
  • Cơ cấu truyền động cắt CB: có 2 cách truyền động cắt CB, đó là bằng tay hoặc bằng cơ điện. 
  • Truyền động cắt CB bằng tay được sử dụng đối với các dòng điện có điện mức dưới 600A.
  • Truyền động cắt CB bằng cơ điện được sử dụng đối với các dòng điện có điện mức trên 1000A.
  • Móc bảo vệ có chức năng bảo vệ các thiết bị điện tránh bị quá tải hay ngắn mạch. Móc bảo vệ gồm móc kiểu điện từ và kiểu rơ le điện. Tùy từng điều kiện lắp đặt thực tế mà móc bảo vệ có thể được dùng cho những dòng điện khác nhau.

Nguyên lý làm việc của aptomat chống giật

Nguyên tắc đi của dòng điện là ngược chiều nhau, chúng đi ra ở dây nóng, quay về ở dây mát. Nếu xảy ra tình huống hai dòng điện bằng nhau thì chúng làm cho 2 từ trường sẽ bị biến thiên và triệt tiêu. Điều này dẫn đến tình trạng, điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng thành 0. 

Giả sử lúc này nếu dòng điện áp đi qua 2 dây cũng bị rò và dòng điện của 2 dây khác nhau, 2 từ trường biến thiên được sinh ra trong cuộn dây cũng khác nhau, sẽ làm xuất hiện một dòng điện cảm ứng trên cuộn dây. Nếu dòng điện này lớn hơn dòng rò an toàn thì thiết bị sẽ cấp điện cho cuộn hút của Aptomat.

cb la gi

Tính năng chuyên biệt của CB

  • CB tổng là thiết bị được dùng để đóng ngắt mạch điện, bảo vệ hệ thống điện và các thiết bị điện trong trường hợp quá tải, hay ngắn mạch, hoặc sụt áp….
  • Dễ dàng được sử dụng để lắp đặt ở mọi không gian của các công trình khác nhau.
  • Khi sử dụng aptomat cho hệ thống dây dẫn, hoặc các thiết bị điện thì chúng sẽ phát huy công dụng tự động ngắt các dòng điện ngay khi phát hiện có bất kỳ sự cố xảy ra đối với thiết bị điện.
  • Tác dụng của aptomat còn giúp khắc phục được tất cả các tình trạng cháy nổ có thể xảy ra đối với các thiết bị điện.

Ứng dụng của CB là gì?

Dựa trên tính năng chuyên biệt của CB có thể thấy thiết bị này được lắp với aptoamt ở cầu dao tổng để chống rò dòng tại các công trình như nhà ở dân dụng, cao ốc văn phòng, nhà máy. Đồng thời, tăng cường sự an toàn về điện cho người sử dụng. Và CB tổng được dùng để chống sấm chớp. 

Cách lắp aptomat an toàn

tác dụng của aptomat liên quan đến an toàn điện nên tốt nhất trước khi lắp đặt, bạn cần khảo sát vị trí có thể lắp tại công trình hay nhà ở. Tức là, khảo sát dòng điện hiện đang sử dụng phù hợp với loại aptomat có thông số kỹ thuật như thế nào.

Bởi theo nguyên lý, khi có hiện tượng ngắn mạch xảy ra thì điều đó có nghĩa dòng điện aptomat rất lớn. Vì thế, nếu không chọn công suất phù hợp, thì dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng, chập điện và gây thiệt hại.

Để thực hiện đấu aptomat chống giật, bạn làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện cùng hệ thống điện
  • Bước 2: Tiếp đến, bắt vít aptomat vào tủ điện, và bảng điện có nắp đậy.

Lưu ý:

  • Khi bắt vít, bạn nên siết cẩn thận và thật chặt, tránh tình trạng bị lỏng lẻo, gây mất an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị điện.
  • Vị trí bắt vít aptomat: đầu line nằm ở vị trí phía trên, còn đầu load sẽ nằm ở phía dưới.
  • Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật
  • Khi đấu dây điện vào aptomat thì bạn phải gắn nguồn AC vào đầu line, còn đầu ra sẽ được gắn với phụ tải và vào các cọc load.
  • Tuyệt đối không gắn ngược lại. Vì chúng sẽ dễ gây ra tình trạng chập cháy điện, rất nguy hiểm cho người dùng.
  • Dây nóng đấu vào cọc L, còn dây nguội được đấu vào cọc N.

Lưu ý:

  • Aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải. Vì thế, bạn phải lắp thêm nối tiếp sau MCB và MCCB, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống điện phòng trường hợp xảy ra tình trạng quá tải, hoặc quá áp.
  • Bước 4: Hoàn thiện việc lắp đặt

Sau khi lắp đặt xong aptomat, bạn cần kiểm tra cẩn thận xem đã đúng quy cách kỹ thuật chưa rồi mới sử dụng. 

cb la gi

Tìm hiểu về các thông số trên aptomat

Thông thường khi mua aptomat, người dùng chỉ quan tâm chúng có thể chịu đựng được dòng điện như thế nào. Và đạt tới ngưỡng nào thì aptomat tự động nhảy mà ít để ý đến các thông số trên sản phẩm. Do đó, rất khó phân biệt được chất lượng của từng loại.

Vì thế, khi chọn lựa aptomat chống giật, bạn cần biết và quan tâm đến các thông số sau để lựa chọn loại phù hợp nhất cho công trình của mình.

  • In: đây là dòng định mức của CB. Thường chúng sẽ ghi là 2, 3, 6, 10, 16, 20, 25… Định mức càng lớn thì chúng phải đi kèm với máy biến áp điện lực và có công suất tương ứng. 

Ví dụ: trạm 200KVA – 315A hay trạm 250KVA – 400A hoặc trạm 315KVA – 500A.

  • Icu: là khả năng chịu được dòng điện tối đa của tiếp điểm trong cấu tạo CB được tính với thời gian là 1 giây.

Ví dụ: nếu Icu = 10KA, điều này có nghĩa tiếp điểm CB chịu đựng được dòng điện là 10KA trong 1 giây. Ngoài ra, thông số này còn cho bạn biết về độ bền tiếp điểm của CB tổng.

  • Thông số Ics: có tính chất tương tự Icu. 
  • Service Breaking capacity (%Icu), Ics: là khả năng cắt điện thực tế khi xảy ra tình huống sự cố của thiết bị. Thông số này phụ thuộc vào mỗi nhà sản xuất khác nhau.

Ví dụ: hãng LS có hai loai MCCB. Một loạị có Ics=50%Icu, và một loại Ics=100%Icu. Điểm khác biệt này là do khác nhau về công nghệ sản xuất. 

  • Characteristic cuver: đây là đường cong chọn lọc của CB điện. Thông số này được xme là quan trọng nhất trong việc quyết định CB nằm ở vị trí nào của hệ thống điện. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ về đường cong chọn lọc này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *