SSR là gì? Tổng quan về SSR (Cấu tạo, nguyên lý, cách sử dụng)

ssr la gi

Xung quanh chúng ta thường nghe mọi người nhắc đến SSR và dùng SSR để giúp các thiết bị điện cần công suất lớn hoạt động tốt hơn, vậy SSR là gì, những vấn đề nào chúng ta cần tìm hiểu xung quanh SSR? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn tất tần tật về SSR nhé!

SSR là gì?

ssr la gi

SSR là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Solid state relay, thường gọi là rơ le bán dẫn (relay bán dẫn) hay là rơ le trạng thái rắn.

Như ta đã biết rơ le là một loại linh kiện điện tử thụ động hay thấy khi chúng ta gặp các vấn đề liên quan đến công suất cần sự ổn định cao, nó còn được định nghĩa là một công tắc chạy bằng điện. Giống với rơ le cơ khí thông thường rơ le bán dẫn cũng có chức năng dùng một dòng điện nhỏ để điều khiển một lượng tải tiêu thụ lớn hơn nhưng lại không có bộ phận chuyển động, việc ứng dụng rơ le vào các quá trình hoạt động của hệ thống điện giúp chuyển mạch nhiều dòng điện sang các tải khác nhau sử dụng một tín hiệu điều khiển, nó còn giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho các thiết bị để đảm bảo an toàn, cách li các mạch điều khiển khỏi mạch tải…

Cấu tạo của relay bán dẫn SSR.

Cấu tạo của relay bán dẫn SSR cũng tương đối đơn giản bao gồm một coupling và một hoặc nhiều MOSFET trong đó coupling đóng vai trò cách li dòng điện điều khiển nhỏ với dòng điện tải lớn, khi có dòng điện nhỏ đèn LED sẽ phát quang đối diện nó sẽ là một diode thu quang, diode nhận ánh sáng và kích hoạt qua các MOSFET giáp lưng với nó, cho phép dòng tải chạy qua mạch. Hiện nay có các laoij SSR phổ biến như rơ le bán dẫn điều khiển bằng biến trở chúng ta thường hay dùng cho bóng đèn của sợi tóc, input relay hay còn gọi là relay bán dẫn điều khiển ON/OFF thường hay dùng trong motor kéo, máy bơm nước…, relay bán dẫn điều khiển analog 4-20mA hay cong gọi là SSR ngõ vào 4-20mA …

ssr là gì

Nguyên lí hoạt động của SSR

Về nguyên lí hoạt động của rơ le bán dẫn (SSR), mặc dù khác nhau về tín hiệu đầu vào (input) nhưng tất cả các SSR đều hoạt động theo một nguyên lí chung là dùng một dòng điện trở nhỏ (các điện trở nhỏ có thể là biến trở, tín hiệu analog 4-20mA 0-10v, tín hiệu relay từ bộ điều khiển…) để điều khiển một dòng điện tải lớn hơn rất nhiều.

Dưới đây là sơ đồ nguyên lí hoạt động của rơ le bán dẫn để các bạn rõ hơn.

ssr là gì

Hướng dẫn sử dụng role bán dẫn

ssr la gi

Dựa vào nguyên lí hoạt động của rơ le bán dẫn chúng ta có một số hướng dẫn sử dụng trong quá trình như sau:

Khi sử dụng rơ le bán dẫn không xảy ra hiện tượng tia lửa té ra, không gây ra tiếng ồn, gây nhiễu như các loại rơ le thông thường, đặc biệt thời gian sử dụng dài và độ bền khá cao, có khả năng chống mòn, có thể điều khiển được điện áp cao, kích thước nhỏ gọn dễ đóng gói và vận chuyển. Chính vì thế, rơ le bán dẫn được sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất cần công suất tiêu thụ lớn như sản xuất các linh kiện điện tử, đồ gia dụng, bao bì… dùng để gia nhiệt nhà máy nhựa, hạt nhựa, gia nhiệt hệ thống lò điện lò nung nấu, lò thí nghiệm.. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nếu làm việc ở công suất lớn thì rơ le cần tản nhiệt, người sử dụng phải có các hiểu biết sâu về các thiết bị điện tử, nhiều lúc gây lạc tín hiệu, có thể dẫn đến chập cháy điện.

Các thông số cần lưu ý khi sử dụng SSR

Thứ nhất là dòng điện điều khiển nếu như dòng điện lớn quá thì rơ le sẽ bị chập, nhưng ngược lại nếu dòng điện bé quá thì lại không hoạt động vì vậy cần phải lựa chọn dòng điện phù hợp, vì sử dụng đèn LED hồng ngoại nên sử dụng điện áp quá mức có thể dẫn đến chết LED trong rơ le bán dẫn để khắc phục điều này ta có thể mắc thêm trở hạn dòng. Thứ hai là dòng chịu tải đầu ra, khi chúng ta biết được dòng chịu tải đầu ra bằng bao nhiêu để khi mắc vào dòng điện cho phù hợp nếu không sẽ dẫn đến chết rơ le. Cuối cùng là hiệu thế điện ở đầu ra, đây cũng là một trong những thông số không thể bỏ qua trong quá trình sử dụng, nếu hiệu điện thế của chúng ta bé mà mắc vào những nơi có hiệu điện thế lớn hơn nó nhiều thì có nguy cơ rơ le của chúng ta sẽ bị phá hủy.

Hiện nay trên thị trường để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng cũng như để cung cấp cho các ngành kinh tế đã xuất hiện nhiều loại rơ le bán dẫn do nhiều hãng sản xuất được bán trên thị trường như OMRON, SCHNEIDER, FUJI, ANLY… chỉ với số tiền từ 500 nghìn -1 triệu đồng bạn đã có thể sở hữu một rơ le bán dẫn phù hợp với mục đích sử dụng của mình tuy nhiên khi sử dụng hãy nhớ các lưu ý chúng ta đã cùng tìm hiểu ở phía trên nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *